Ngày 26/12, ông Nguyễn Ngọc Thái, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phân hạng di tích quốc gia đặc biệt với 11 di tích, danh thắng, trong đó có Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn của Phú Yên.
Tháp Nhạn là di tích kiến trúc – nghệ thuật thuộc nền văn hóa Chămpa, có niên đại thế kỷ XI, là tháp chăm duy nhất nhưng tương đối nguyên trên vùng đất Phú Yên. Bên trong tháp bệt bằng sa thạch là một sản phẩm nghệ thuật đặc sắc, một trong những bệ thờ rất ít còn sót lại trong kho tàng di sản điêu khắc Chămpa.
Tháp Nhạn cũng là một trong số ít tháp Chăm còn hoạt động tín ngưỡng thờ Bà Thiên YA Na. Đây không chỉ là nguồn tư liệu để nghiên cứu về ngưỡng tín hiệu của cư dân Chăm trong quá khứ, mà còn là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu quá trình giao thoa tín ngưỡng, văn hóa Việt – Chăm.
Cũng trong này, có 10 di tích, danh thắng khác cũng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Thái Lạc (huyện Văn Lâm, Hưng Yên); Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa); Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu (chi tiết Phúc Thọ, Hà Nội); Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc); Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Sổ (huyện Quốc Oai, Hà Nội); Di tích lịch sử Gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội); Di tích lịch sử Nhà đà Buôn Ma Thuột (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk); Di tích lịch sử Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước); Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng); Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình (huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, Tuyên Quang).
Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL), hiện nay, cả nước đã có 106 di tích quốc gia đặc biệt.
QUỲNH MAI – NGỌC CHÂU
Nguồn: baophuyen