Tọa lạc ở huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 60km, giáp với huyện An Khê (Gia Lai), Bảo tàng Quang Trung chứa đựng bao điều bí ẩn của lịch sử. Tưởng như điều bí mật ấy sẽ ngủ yên sau hàng trăm năm nay, nhưng nó đã được đánh thức trong Festival Tây Sơn – Bình Định năm 2008, được tổ chức vào những ngày tháng 8.
Hình ảnh ban đầu của bảo tàng là tượng vua Quang Trung uy nghi sừng sững
Ai đến với Phú Phong, nhẹ bước trên cầu Kiên Mỹ bắc qua con sông Kôn nổi tiếng để đến với Bảo tàng Quang Trung, cũng có thể cảm nhận được linh khí núi sông của vùng đất từng sinh ra những anh hùng áo vải Tây Sơn.
Toàn cảnh Bảo Tàng Quang Trung
Bảo tàng Quang Trung chính thức thành lập năm 1977, cho đến nay đã 30 tuổi. Tuy vậy, đền thờ Tây Sơn thì đã hơn 200 năm tuổi. Năm 1827, sau 25 năm nhà Tây Sơn sụp đổ và bị trả thù, truy quét hiểm ác, dai dẳng, bị tìm mọi cách bôi nhọ và xóa trắng mọi dấu tích.Đến những năm 1960, đền thờ Tây Sơn được tạo dựng trên nền đất cũ. Ngay lập tức, đây lại thành một điểm quy tụ bốn phương.
Vẻ đẹp của đền thờ sau khi được trùng tu
Vào tháng 8 ở đây đã làm nên một lễ hội lớn tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Huệ, niềm tự hào lớn lao của mỗi con người Việt Nam dù ở bất cứ phương trời nào.Đền thờ Tây Sơn 200 năm trước và Bảo tàng Quang Trung 30 năm gần đây là sự thể hiện tình yêu, sự ngưỡng mộ, niềm tự hào lớn lao, không chỉ của người dân Bình Định mà còn của nhân dân cả nước với một con người Việt Nam tuyệt vời. Đây chính là một bảo tàng tâm linh, bảo tàng của lòng người.
Đền Quang Trung từ một góc nhìn khác
Nơi đây còn có điện thờ Tây Sơn Tam kiệt thờ Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn. Hàng ngày bảo tàng luôn có du khách trong và ngoài nước đến thăm, nhưng đông nhất là vào ngày Mùng 5 tháng Giêng hàng năm – ngày kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi (Đống Đa, Hà Nội) thì bảo tàng vui như hội. Du khách đến thăm, dâng hương hoàng đế Quang Trung các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.
Di tích giếng nước của đền Quang Trung
Trong bảo tàng có 3 nhóm nhà chính, gợi ra 3 hướng tỏa vào sân tượng, cùng với đường vào từ phía cổng bảo tàng, tạo nên bố cục sân tượng tròn và cân đối, mở ra 4 hướng, xong lại tụ vào 1 điểm: đó là nơi đặt tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nhìn bề ngoài, kiến trúc Bảo tàng Quang Trung mang đường nét cổ, với những hàng cột được nhắc lại có nhịp điệu và những lớp mái cong khỏe khoắn nhưng vẫn lãng mạn, hài hòa.
Nguồn :Sưu tầm